Táo tây ngọt chua khoái khẩu, dinh dưỡng phong phú, là một trong những trái cây thường dùng nhất trong cuộc sống. Giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thuốc của táo tây rất cao. Rất nhiều người Mỹ xem táo là món ăn cần thiết để giảm béo phì, hàng tuần tiết thực một ngày, ngày đó ăn táo, gọi là “ngày táo”.
Đông y cho rằng, táo tây tính mát, vị chua ngọt, có công hiệu sinh tân nhuận phổi, dưỡng tâm ích khí, thanh nhiệt giải thử, khai vị dưỡng nhan. Nhưng táo tây tính mát, nên người bị lở loét dạ dày, tỳ vị hư hàn nên ít ăn, tránh gây ra đầy bụng đau bụng. Dùng hỗ trợ điều trị các chứng cholesterol máu cao, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, béo phì…
Táo tây là một trong 4 loại trái cây đứng đầu thế giới (táo, chuối, cam quýt, nho), dinh dưỡng phong phú, có chứa các thành phần như: glucid, protid, Ca, P, Fe, Zn, bêta-caroten, nhiều vitamin và xơ. Nghiên cứu cho thấy, táo tây có tác dụng dự phòng tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, còn là thức ăn lý tưởng cho phụ nữ mang thai. Táo tây chứa nhiều muối kali, sau khi ăn sẽ làm hoán chuyển natri trong máu, cũng như bài ra cơ thể, từ đó giúp giảm huyết áp. Táo tây có tác dụng giảm cholesterol máu và giảm xơ cứng động mạch.
Chuyên gia tim mạch Pháp từng cho chuột đồng bị xơ cứng động mạch ăn nhiều táo tây, kết quả lượng cholesterol máu của chuột đồng giảm xuống thấy rõ. Sau đó, qua thử nghiệm lâm sàng chứng minh, nếu người bị xơ cứng động mạch hàng ngày ăn 1 – 2 quả táo tây, sau một thời gian, mức độ xơ cứng động mạch của người bệnh giảm `rất lớn. Trong táo tây có chứa axít malic, là chất tốt thay thế huyết tương, phụ nữ mang thai dễ xảy ra thiếu máu do thiếu sắt, mà chất sắt chỉ được hấp thu trong tình trạng hội đủ điều kiện toan tính và tồn tại của vitamin C, nên táo tây là thức ăn bổ máu rất tốt cho thai phụ.
Ăn một quả táo mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bị ung thư ruột kết. Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Sức khỏe và Y khoa Pháp công bố, những cuộc thử nghiệm trên chuột cho thấy những chất tìm thấy trong táo gọi là procyanidin có thể ngăn chặn những thay đổi có thể dẫn đến ung thư. Các con chuột được tiêm một chất gây ung thư ruột kết. Sau 6 tuần, những con chuột được cung cấp nước uống và chất procyanidin từ táo có nguy cơ phình to ruột kết giai đoạn tiền ung thư thấp hơn phân nửa những con chuột có chế độ ăn uống bình thường không tăng cường procyanidin. Người ta còn nói với người cao tuổi rằng, ăn một quả táo mỗi ngày sẽ giúp họ không phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cũng như tránh được nguy cơ suy giảm nhận thức thường xảy ra ở tuổi già và các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson bởi vì trong táo chứa chất quercetin, chất này tỏ ra công hiệu hơn vitamin C, vốn được xem chống các bệnh thoái hóa thần kinh ở người. Với thai phụ, nếu ăn 1 quả táo/ngày có thể giúp con không bị mắc bệnh suyễn khi lớn lên. Đây là kết quả rút ra từ việc theo dõi chế độ ăn uống của gần 2.000 thai phụ của các nhà khoa học ở Hà Lan và Scotland. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể thành phần hóa học thực vật bên trong táo như flavonoid và polyphenol, có tác dụng tích cực đối với bệnh nhân suyễn.
Nghiên cứu cho thấy, 1 quả táo trung bình chứa khoảng 3g chất xơ. Một chế độ ăn giàu chất xơ sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ bị bệnh tim mạch. Các nhà khoa học Mỹ tại Đại học Minnesota cho thấy, những người hằng ngày tiêu thụ 10g chất xơ từ trái cây đã giảm được nguy cơ bị cơn đau tim và nguy cơ tử vong vì bệnh tim. Lượng chất xơ có nhiều trong rau quả và ngũ cốc, đặc biệt là táo.
Táo tây cũng có tên đẹp: “Quả tăng trí nhớ”, bởi lẽ trong táo chứa nhiều Zn, đây là thành phần tạo ra nhiều enzym quan trọng trong cơ thể, cũng là nguyên tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng phát triển, đặc biệt là nguyên tố không thể thiếu có liên quan mật thiết giữa axít nucleic và protid trong việc tạo ra trí nhớ. Vì vậy, thường ăn táo tây có thể tăng trí nhớ, nâng cao trí lực. Táo tây còn có tác dụng làm đẹp, trong táo có chứa Mg, chất này làm làn da khỏe đẹp, hồng hào, óng ả, bên cạnh kèm có nhiều chất làm đẹp như bêta-caroten, nhiều vitamin và Fe, cho nên, thường ăn táo tây giúp dinh dưỡng làn da, cũng như phòng ngừa hình thành nám, tàn nhang.
Điều quan trọng là táo tây còn có tác dụng phòng chống nhiều dạng ung thư. Trong táo chứa nhiều vitamin C, giúp ngăn cản hình thành chất gây ung thư nitrosamin, giúp dự phòng ung thư dạ dày. Chất xơ, pectin chứa trong táo có tác dụng hấp thu độc tố, giúp ích cho việc thải trừ Sr trong cơ thể. Nhà khoa học khám phá rằng, pectin có khả năng kết hợp với những chất phóng xạ trong cơ thể, sau cùng bằng hình thức không gây hại để bài ra ngoài cơ thể. Pectin đối với chất ô nhiễm có tác dụng gây ung thư cũng có tác dụng tương tự, theo đó giảm đi hình thành chất gây ung thư trong cơ thể rất nhiều.
Khi ăn táo, cần nhai nhuyễn nuốt kỹ, có vậy vừa trợ giúp tiêu hóa, quan trọng hơn nữa vừa vệ sinh răng miệng, rất có ích cho việc giảm thiểu các bệnh tật. Thực nghiệm chứng minh, nếu ăn hết 1 quả táo trong 15 phút, axít hữu cơ và axít malic có trong táo có thể diệt sạch vi khuẩn khoang miệng đạt đến 90%.
Táo tây có thể chế biến các món ngon như: gỏi, bánh, mứt… sinh tố và nước ép trái cây ngon bổ!.
Sản phẩm quá ngon
Trả lờiXóa1
Trả lờiXóa